COMMENT “HÀNH VI TỔ CHỨC” LÊ THỊ THU NGA VP220528 VPAS55785 20/12/2022

  • This topic is empty.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #5297
    Lê Thị Thu Nga
    Quản trị

    Học viên: Lê Thị Thu Nga

    Mã học viên: VP220528

    Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2022.

    Kính gửi: Thầy Bùi Phương Việt Anh

    Em cảm ơn thầy vì những kiến thức thiết thực qua bài giảng “HÀNH VI TỔ CHỨC”.

    Qua đây, em nắm rõ được khái niệm về Hành vi tổ chức; Vai trò và tầm quan trọng của nó đối với nhà lãnh đạo trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp; Mục tiêu nghiên cứu, những vướng mắc và giải pháp khắc phục xoay quanh vấn đề Hành vi tổ chức.

    Hành vi tổ chức là một môn khoa học, có căn cứ và dẫn chứng,  không được kết luận từ cảm tính; nghiên cứu về các yếu tố hình thành nên tổ chức bao gồm cá nhân, nhóm, mục tiêu, sứ mệnh …các yếu tố này có giá trị và ảnh hưởng tương tác như thế nào tới việc hình thành và phát triển văn hóa tổ chức. Thông qua đó, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những phương án phát triển phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.

    Nghiên cứu hành vi tổ chức sẽ giúp cá nhân- nhóm- tổ chức gắn kết với nhau, một mặt đảm bảo tôn trọng các lợi ích cá nhân/ nhóm, mặt khác hướng mọi người thực hiện vầ đảm bảo tuân theo mục tiêu và các giá trị mà tổ chức theo đuổi. Ngoài ra, việc nghiên cứu này cũng giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn đa chiều toàn diện về các cá nhân/ nhóm trong tổ chức. Từ đó, họ đưa ra các chính sách phù hợp, khuyến khích sự sáng tạo, tôn trọng sự phát triển cá nhân, thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc, góp phần đáng kể cho sự phát triển chung của tổ chức. Bởi vậy, việc nghiên cứu hành vi tổ chức đóng vai trò rất quan trọng, là nền móng vững chắc tạo môi trường làm việc hiệu quả nhất cho tổ chức, thiết lập tốt văn hóa doanh nghiệp, tạo sự gắn kết và hợp tác cùng phát triển.

    Nghiên cứu hành vi tổ chức là việc nghiên cứu tất cả các tham số có ảnh hưởng tới nó, cụ thể là 06 tham số cốt lõi, gồm: Tâm lý, Nhân chủng học, Quản trị, Chính trị, Tư duy cá nhân, Tổ chức và hệ thống. Đồng thời, các yếu tố xuất phát từ môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng như thế nào tới việc nghiên cứu hành vi tổ chức, từ đó nhà lãnh đạo có phương pháp tiếp cận và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

    Em cảm ơn thầy và mong chờ bài học tiếp theo.

    Học viên

    (ký tên)

    L.T.T.Nga

     

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.