Xu Hướng Giáo Dục Hội Nhập

Chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó hội nhập giáo dục đang là một trong những vấn đề được chú trọng hàng đầu Việt Nam. Giáo dục hội nhập ở mọi lứa tuổi, mọi cấp độ. Những nhu cầu này đều được xuất phát từ thực tế. Chính vì lẽ đó, hiểu về các mô hình giáo dục sẽ giúp cho bản thân mỗi người bắt kịp được xu thế cũng như đón trước được tương lai của chính mình cũng như con em của mình.

Tại cuộc trao đổi với tờ báo “Thế giới & Việt Nam” hồi tháng 8/2022. Chuyên gia Chiến lược TS. Bùi Phương Việt Anh của EAS Việt Nam đã công bố mô hình quản trị giáo dục G23.0 được đánh giá là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục. Mô hình này cũng đã được triển lãm tại Chương trình Đổi mới – sáng tạo vào tháng 2/2021 do Sở KHĐT TP Hà Nội tổ chức trước đó.

Trong đó, Việt Nam và Nhật Bản đang lấy người học làm trung tâm (xu hướng thứ 2).
Trung Quốc đang áp dụng song song xu hướng giáo dục (2) và (3).
Hàn Quốc và Singapore thoái trào xu hướng (2), bắt đầu sang xu hướng (3).
Tại Mỹ, họ chọn xu hướng (4), là xu hướng hình thành các trường phái giáo dục STEAM mà chúng ta thấy bắt đầu du nhập vào Việt Nam những năm gần đây.

Như vậy, sự khác biệt trong các xu thế giáo dục giữa các châu lục, hay thậm chí chỉ là giữa các quốc gia với nhau, đã kéo theo sự chênh lệch về chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ra.

Mặc dù đã khắc phục được một số hạn chế của xu hướng giáo dục chủ quan nhưng Việt Nam chúng ta vẫn chưa thực sự làm chủ được xu hướng này. Kết quả, chúng ta hội nhập với thế giới một cách “chật vật”, nguồn nhân lực đào tạo ra có sức cạnh tranh trên thị trường lao động yếu hơn các quốc gia khác.

Việc nắm bắt và thực hiện tốt xu hướng giáo dục cũng mang ý nghĩa quyết định cho công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục của một quốc gia.

Trước thách thức chuyển đổi xu hướng đối với giáo dục, không ai hết, chính chúng ta – những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cần nhìn nhận lại để nỗ lực hơn cho hệ thống giáo dục cũng như các cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực đạt mức cạnh tranh quốc tế cao.

Tại EAS Việt Nam, dự án Higher Education xây dựng trên nền tảng Chuẩn EAS IHHRM G23.0 TOÀN CẦU đang tìm kiếm những nhà lãnh đạo, giáo viên, sinh viên,… đã, đang và sẽ cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, với hy vọng chung tay “Vì một Việt Nam ngang tầm thế giới và bình đẳng học thuật” thông qua các chương trình đào tạo tiên tiến nhất.

XEM THÊM THÔNG TIN TẠI ĐÂY >>