Comment “ĐÀM PHÁN XUNG ĐỘT” Lê Thị Thu Nga VP220528 VPAS55785 07.02.23

  • This topic is empty.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #5460
    Lê Thị Thu Nga
    Quản trị

     

     

    Học viên: Lê Thị Thu Nga

     

    Mã học viên: VP220528

     

    Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2023.

     

    Kính gửi: Thầy Bùi Phương Việt Anh

     

    Em cảm ơn thầy vì những kiến thức thiết thực qua bài giảng “Đàm phán xung đột”.

    Em thấy rõ xung đột là điều không thể tránh khỏi, xảy ra tại mọi cấp độ trong tổ chức và nhìn nhận được tính tất yếu của xung đột trong môi trường quản trị. Cụ thể, khi môi trường thay đổi, dẫn tới sự khác biệt về quan niệm sống, tư duy, ánh nhìn, …của mỗi cá thể, sẽ phát sinh xung đột, từ đó yêu cầu cần phải có sự hiểu biết nhất định để giải quyết và tháo gỡ vấn đề kịp thời. Xung đột bắt nguồn từ sự va chạm, xích mích nguyên do bất đồng quan điểm giữa các cá nhân, các nhóm về mục tiêu chung hay lợi ích cá nhân. Xung đột được chia thành 2 loại, xung đột chức năng mang ý nghĩa tích cực, còn xung đột phi chức năng để lại hệ quả tiêu cực, khởi nguồn từ mối quan hệ con người, phát sinh những dấu hiệu nghiêm trọng, thậm chí có thể phá vỡ tổ chức. Bởi vậy, em hiểu rằng nhà quản trị phải có trách nhiệm nâng cao kỹ năng quản trị xung đột, xử lý xung đột theo hướng có lợi cho tổ chức, biến xung đột trở thành động lực mang tính đột phá cho sự phát triển tổ chức.

    Ngoài ra, nhà quản trị phải nghiêm túc nhìn nhận về vấn đề rèn luyện năng lực và các kỹ năng đàm phán hiệu quả. Bởi lẽ, đàm phán được coi là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất đối với nhà quản lý doanh nghiệp. Một cuộc đàm phán thành công là các bên đều đồng ý với những điều khoản, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để hướng tới việc thực hiện mục tiêu chung thống nhất.

    Em cảm ơn thầy và mong chờ bài học tiếp theo.

    Học viên

    (ký tên)

    L.T.T.Nga

     

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.